Viet' Library

Hơn tất cả những gì bạn có!

Free Flash banner by FlashBannerNow.com


Make a banner | Get my banner code

Thứ Hai, 2,Tháng Năm, 2011 Posted by | Category | Bình luận về bài viết này

kỹ thuật đảo quất và kỹ thuật khoanh vỏ, tuốt lá đào

Kỹ thuật hãm đào: Trong khi cây sinh trưởng quá mạnh, ta phải hạn chế, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.

Thiến đào: Hàng năm từ 10-20 tháng 8 âm lịch, dùng dao sắc, khứa khoanh 1 vòng ở phần cổ cây (phần phân nhánh) cho đứt vỏ voà tận phần gỗ. Cây khoẻ làm trước, cây yếu làm sau. Sau 1 tuần khoanh, lá chuyển dần sang màu vàng là được (lúc này cây cũng ngừng sinh trưởng). Nếu không thấy lá chuyển màu vàng có thể do cắt chưa hết phần vỏ trường hợp này ta phải làm lại, lần sau vết cắt phải nằm dưới vết cắt cũ.

Tuốt lá đào: Đào thuộc cây rụng lá vào mùa đông hàng năm sau khi lá rụng hết, nụ hao lớn nhanh và nở. Nếu cú để tự nhiên đào sẽ rụng lá vào cuối tháng 12 âm lịch, và hoa đào sẽ nở ào cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm sau. Cho nên muốn có hoa đào đẹp và tết âm lịch , đi đôi với việc hãm đào, thì phải tuốt lá đào trước tết một thời gian khoảng 50-60 ngày tùy giống, với đào bạch tuốt lá vào 5-6 tháng 10 âm lịch, tuỳ thuộc vào thời tiết rét hay ấm, cây tơ hay già, cây khoẻ hay yếu, cây tơ và khoẻ thì tuốt trước cây già và yếu tuốt lá sau.

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 1,Tháng Một, 2011 Posted by | Hoa, Cây cảnh, non bộ | Bình luận về bài viết này

Chăm sóc cây mai ghép

Cây mai ghép là cây mai kiểng nên phải khâu chăm sóc cũng khá cầu kỳ. Nhiều người mua cây mai ghép về trồng do chăm sóc chưa đúng kỹ thuật nên mai hay bị chết, nhất là nhánh mai ghép là mai màu trắng. Loại mai trắng hường sống yếu hơn các giống mai màu khác do cây mỏng manh hơn, lâu lớn hơn, hút chất dinh dưỡng kém bằng các giống mai Giảo, mai Huỳnh Tỷ, mai Cam…

Mai Trắng phải ghép lên trên cao, tráng nhựa cây dẫn lên ngọn nhiều hơn các nhánh bên dưới, bên trên còn có nhiều sương nắng, quang hợp tốt, xanh tươi hơn các nhánh bên dưới

Mai Cam, mai Giảo ghép ở các nhánh kế, mai Huỳnh Tỷ ghép ở dưới cùng vì nhánh mai này rất mau lớn, mập to hơn các loại khác

Khi ghép cần chú ý cắt bỏ hết những nhánh, tược nào mọc lên từ thân cây mẹ (gốc ghép), để tập trung nuôi nhánh ghép. Thí dụ: như gốc ghép là cây mai Tứ Quý, khi ghép các loại mai khác rồi, hễ thấy tược mai Tứ Quý nào mọc ra là phải cắt bỏ ngay, không thì nhánh mai Tứ Quý tranh hấp thụ hết chất dinh dưỡng (nhựa), các nhánh mai ghép sẽ yếu ớt rồi chết dần.

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 1,Tháng Một, 2011 Posted by | Hoa, Cây cảnh, non bộ | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật cho đào nở đúng Tết Nguyên Đán

Thú chơi đào Tết của ông cha ta ở miền Bắc đã có từ rất lâu, đào có 3 loại: đào phai (hoa đơn, màu hồng nhạt), đào bạch phát nhiều tán (loại đào này hiếm, ít nơi có) và cành sum xuê, đào bích (hoa kép, to, cánh dày, màu hoa đỏ tươi). Đào bích là loại đào đẹp, được nhiều người ưa thích nhất. Song nhiều người do không biết được đặc tính của cây đào, kỹ thuật trồng, chăm sóc nên có năm đào nở sớm, có năm nở muộn không đúng vào dịp Tết hoặc có năm đào chỉ ra nụ rồi thâm đen không nở được.

Để năm nào đào cũng ra nhiều hoa và nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền, người trồng đào và chơi đào cần nắm bắt được đặc tính của cây đào là chịu hạn hơn chịu nước. Nếu trồng đào nơi đất trũng và thừa nước, rễ sẽ thối và cây dễ bị chết. Nếu trồng trong bóng dâm, ít ánh nắng, đất ẩm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy để năm nào đến mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng. Hàng năm, sau mỗi mùa thu hoạch hoa, cần bón bổ sung thêm phân chuồng, NPK cho cây để cây phát nhiều tán cành sum xuê. Mùa hoa năm sau hoa to, sắc màu đẹp, năng suất cao hơn.

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 1,Tháng Một, 2011 Posted by | Hoa, Cây cảnh, non bộ | Bình luận về bài viết này

Diệt trừ bù lạch hại cây mai

Để cung cấp đủ mai cho nhu cầu tại chỗ và xuất ra miền Bắc, những năm gần đây nhiều nhà vườn ở vùng nông thôn ở các tỉnh Nam Trung bộ, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là vùng ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức, quận 12…) đã trồng mai theo hướng tập trung chuyên canh, tạo ra sản phẩm mai hàng hoá cung cấp cho thị trường, những làng mai được hình thành và phát triển ngày một nhiều hơn.

Giống như những loại cây trồng khác, khi trồng rải rác mỗi nhà vài cây thì sâu bệnh hại không có gì đáng ngại, nhưng một khi đã trồng trên diện rộng thành những vùng tập trung chuyên canh thì sâu bệnh hại sẽ phát sinh và gây hại ngày một nhiều hơn, đôi khi rất trầm trọng.

Qua tham quan một số vùng trồng mai chuyên canh ở ngoại thành TPHCM và các tỉnh lân cận chúng tôi thấy ngoài một số sâu bệnh hại thường gặp trên cây mai như nhện đỏ, sâu ăn lá, rệp sáp, bệnh mốc hồng… thì bù lạch (còn gọi là bọ trĩ) cũng là một đối tượng gây hại khá nhiều mỗi khi cây mai ra đọt non, lá non.

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 1,Tháng Một, 2011 Posted by | Hoa, Cây cảnh, non bộ | Bình luận về bài viết này