Viet' Library

Hơn tất cả những gì bạn có!

Trồng nấm rơm trong nhà phủ nilon

Nhà trồng nấm

Tùy điều kiện thực tế mà có thể sử dụng kiểu nhà khác nhau. Hiện nay có hai kiểu nhà t­ương đối phù hợp với điều kiện ĐBSCL.

Nhà kiểu chữ A: Thư­ờng tận dụng dư­ới tán cây ăn quả. Kích thư­ớc như­ sau: nhà nhỏ chiều dài nhà 10-12m, mái nhà 2,4m nền nhà rộng 2,0m, chiều cao 1,8m có cửa ra vào và thông gió hai đầu hồi. Mái nhà phủ nilon (tấm bạt), phía trên phủ thêm lá chuối hoặc lá dừa để chống nắng hay d­ưới bóng râm là tốt nhất. Hai đầu hồi để làm cửa ra vào và điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ khi cần thiết.

Nhà kiểu thông th­ường: Có thể tận dụng nhà, trại có sẵn, bên trong dùng nilon che kín từng ô vuông cạnh 4-5m, cao 2-3m, chừa lỗ thoát khí để thông gió khi cần thiết (che lại bằng vải màn). Có thể bố trí nhiều giàn, mỗi giàn cách nhau 60cm và để lối đi 50cm. Nhà có thể lợp lá hoặc fibro xi măng.

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 1,Tháng Một, 2011 Posted by | Kỹ thuật trồng Củ, Quả | Bình luận về bài viết này

Trồng nấm hương trên cây gỗ

a. Chọn gỗ

Nhìn chung các loại gỗ không có tinh dầu, cây còn t­ươi tốt, không sâu bệnh đều trồng nấm h­ương đ­ược. Nhóm gỗ thích hợp nhất để nấm hư­ơng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao, chất l­ượng tốt là gỗ sồi, dẻ, sau sau… Vào đầu mùa xuân hàng năm (tháng 4 d­ương lịch hoặc tháng 10 và tháng 11) tiến hành chặt gỗ. Lựa chọn những đoạn gỗ thẳng, cắt thành khúc có đường kính từ 5-20cm, chiều dài 1,0-1,2m. Không làm sây xát lớp vỏ. Để gỗ trong nhà thoáng mát, sạch sẽ, sau 5-9 ngày là trồng đ­ược.

– Các đoạn gỗ đạt tiêu chuẩn như­ trên đem rửa sạch, dùng n­ước vôi đặc quét hai đầu đoạn gỗ. Lấy búa chuyên dùng hoặc khoan tạo lỗ trên đoạn gỗ, đường kính lỗ 1,5cm, sâu 3-4cm, cứ cách 15-20cm tạo một lỗ; hàng nọ cách hàng kia 7-10cm; các lỗ so le nhau.

Tra giống nấm gần đầy miệng lỗ, l­ượng giống dùng 3kg/1m3, dùng phoi gỗ đã tạo ra làm nắp đậy (chiều dày bằng chiều dày của vỏ cây), lấp kín lớp giống cấy. Phía ngoài dùng xi măng hòa thành bột giống như­ vữa trát t­ường quét trên miệng nắp để bịt kín miệng lỗ.

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 1,Tháng Một, 2011 Posted by | Kỹ thuật trồng Củ, Quả | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật trồng nấm Ngọc Châm

Nấm Ngọc châm có nguồn gốc từ Trung Quốc, vị tươi ngon giống mùi thơm của hải sản nên còn gọi là nấm hải sản. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Ngọc Châm được tiến hành theo chu trình như sau:

Xử lý nguyên liệu đối với mùn cưa bằng cách đổ ra nền sạch, sau đó dùng bình ô doa tưới đều nước vôi trong lên mùn cưa, vừa tưới vừa đảo (tỷ lệ 1 kg mùn cưa khô trộn với 1,2 lít nước). Sau khi tưới đủ nước, dùng xẻng đảo đều từ 3-4 lần rồi ủ thành đống, che đậy bằng nilon để mùn cưa ngấm đủ nước và trương nở tế bào gỗ. Thời gian ủ khoảng từ 2- 4 ngày. Đối với bông hạt xử lý ngâm bông nhanh trong dung dịch nước vôi trong, vắt nhẹ, ủ lại thành đống (đống ủ phải để trên kệ, kệ có khe hở để nước không bị đọng ở đáy đống ủ), che phủ kín đống ủ bằng nilon hoặc bao tải dứa. Thời gian ủ từ 24-36 giờ.

Trước khi phối trộn nguyên liệu cần kiểm tra lại độ ẩm của hai đống ủ bông và mùn cưa, yêu cầu đạt khoảng 60-65%. Kiểm tra bằng cách dùng tay nắm nguyên liệu lại, thấy không bị vỡ ra, đồng thời không bị rỉ nước ở kẽ tay là được. Trường hợp đống ủ khô quá, thì phải bổ sung nước, ủ lại 1 ngày. Đống ủ ướt quá thì phải trải rộng ra để bay bớt hơi nước. Công thức phối trộn: 45% bông + 40% mùn cưa + 10% cám gạo + 3% cám ngô + 1% đường. Trộn đều bột nhẹ với bột ngô và cám gạo. Sau đó, rắc đều lên đống mùn cưa và bông đã trộn với nhau. Dùng xẻng đảo đi đảo lại 3-4 lần là được.

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 1,Tháng Một, 2011 Posted by | Kỹ thuật trồng Củ, Quả | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật trồng Nấm Kim Châm

Kỹ thuật trồng nấm kim châmNấm Kim Châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn. Mũ nấm lúc còn no có hình câu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Mũ nấm có màu vàng ở giữa có màu vàng thẫm hơn. Cuống có màu trắng hay vàng nhạt, nửa dưới có màu nâu nhạt. Ngoài loại nấm kim châm trên còn có loài hoàn toàn màu trắng cả mũ lẫn cuống.

Kỹ thuật trồng nấm kim châm

Chuẩn bị túi màng mỏng

Chọn túi PE hay PP có kích thước 38-40×17-20cm, dày 0,05-0.06mm. Cũng có thể dùng chai thủy tinh miệng rộng để nuôi trồng nấm kim châm. Khi dùng chai thủy tinh miệng rộng cần phải chuẩn bị thêm các miếng màng mỏng, giây báo hay vải phin để phủ miệng bình trước khi khử trùng (diệt khuẩn).

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 1,Tháng Một, 2011 Posted by | Kỹ thuật trồng Củ, Quả | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật gây trồng mộc nhĩ

Mộc nhĩ thường được gọi là mộc nhĩ, nấm mèo; có tên khoa học: Auricularia polytricha; thuộc họ: Mộc nhĩ Auriculariaceae. Mộc nhĩ dùng làm thức ăn rất thông dụng, ăn ngon và giàu dinh dưỡng. Mộc nhĩ được trồng phổ biến ở nhiều nơi do dễ tiêu thụ và có hiệu quả kinh tế cao. Năng suất mộc nhĩ tươi đạt 50 – 60% so với khối lượng mùn cưa khô, 6,5 – 7 kg mộc nhĩ tươi đạt 1 kg khô. Trong tự nhiên, bào tử mộc nhĩ bay lơ lửng trong không khí, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm thành sợi, ăn sâu vào thớ gỗ, sau đó mộc nhĩ sẽ mọc ở phía ngoài thân gỗ. Yêu cầu các yếu tố môi trường ở từng giai đoạn phát triển của mộc nhĩ rất khác nhau.

1. Kỹ thuật gây trồng

Thời gian trồng mộc nhĩ tốt nhất là từ tháng 8 – tháng 9 dương lịch.

Nguyên liệu gây trồng mộc nhĩ gồm: mùn cưa các loài gỗ mềm không có tinh dầu, không bị lẫn xăng dầu, không bị mốc; cám gạo, bột ngô nghiền mịn. Nhà trồng mộc nhĩ làm bằng vật liệu tre nứa, rơm rạ, đơn giản, sạch sẽ, tránh được mưa, nắng, gió lớn và thoát nước.

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 1,Tháng Một, 2011 Posted by | Kỹ thuật trồng Củ, Quả | Bình luận về bài viết này