Viet' Library

Hơn tất cả những gì bạn có!

Kỹ thuật trồng nấm Linh Chi

KTNT – Nấm Linh Chi là loài dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Phương pháp trồng, chăm sóc cũng không quá khó. Tuy nhiên, để đảm bảo năng suất, chất lượng, bà con cần nắm rõ kỹ thuật trồng nấm Linh Chi.

(Trả lời thư bạn đọc ở An Giang, Lâm Đồng, Hà Giang, Vĩnh Long…)

Thời vụ: Cấy giống từ ngày 15/1 đến ngày 15/3 hoặc từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.

Nguyên liệu: Chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra, còn có thể sử dụng nguyên liệu là thân gỗ, cây thuốc họ Thân thảo.

Xử lý nguyên liệu

Chuẩn bị: Mùn cưa; túi nylon chịu nhiệt; bông nút, cổ nút; các loại phụ gia; nước sạch.

Đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ, sau đó trộn thêm các loại phụ gia rồi đóng vào túi sao cho trọng lượng đạt 1,1 – 1,4kg và tiến hành thanh trùng.

Thanh trùng: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 100 độ C, thời gian 10 – 12 giờ hoặc thanh trùng bằng nồi áp suất ở nhiệt độ 119 – 126 độ C trong thời gian 90 – 120 phút.

Tiếp tục đọc

Thứ Ba, 14,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Cây, quả thuốc nam | Bình luận về bài viết này

Phật thủ – món quà cho sức khỏe

PNO – Quả phật thủ (hay còn gọi là Thanh yên) thuộc họ cam, là một loại trái cây thường thấy ở vùng Bắc bộ vào tiết xuân. Cái tên “phật thủ” có lẽ xuất phát từ hình thức của trái: giống như bàn tay Phật đang chắp ngón cầu nguyện.

Có lẽ cũng chính vì thế mà phật thủ là một trong năm loại trái cây thường được dùng để trưng bày bàn thờ trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc xưa cũng thường dùng phật thủ làm quà mừng thọ hoặc quà biếu.

 

 

Tiếp tục đọc

Thứ Hai, 13,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Cây, quả thuốc nam | Bình luận về bài viết này

Quả phật thủ chữa đau dạ dày

Trong phật thủ có tinh dầu và chất flavonoit gọi là hesperidin rất hữu ích để điều trị ho và đau dạ dày.

Theo y học dân tộc, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm, đi vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng hành khí chỉ thống, hoá đờm, kiện vị, chỉ khái, giúp tiêu hoá, cầm nôn mửa, chữa ho. Qua nghiên cứu người ta thấy trong phật thủ có tinh dầu và một chất flavonoit gọi là hesperidin.

Trong nhân dân ta, phật thủ được dùng chủ yếu để chữa ho dai dẳng có nhiều đờm, chữa đau dạ dày, bụng đầy trướng, nôn mửa…

Để làm thuốc, người ta thu hái quả chín về, thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi khô. Liều dùng mỗi ngày 4 – 8g cùi quả phơi khô, sắc uống, làm trà thuốc hoặc lấy vỏ quả ngâm rượu uống.

Sau đây là một số bài thuốc đơn giản và có tác dụng tốt:

Chữa ho kéo dài có nhiều đờm, viêm phế quản mạn tính: Đơn giản nhất là nhai cả cùi và vỏ quả phật thủ, nuốt nước.

Có thể dùng bài thuốc phối hợp phật thủ với bán hạ sau: Phật thủ khô 6g, bán hạ chế với nước gừng 6g. Cho các vị vào ấm, sắc với 400ml nước còn lấy 250ml chia làm hai lần uống trong ngày. Nên pha thêm ít đường cho dễ uống.

Chữa đau dạ dày: Phật thủ tươi 15 – 20g hoặc 6 – 10g phật thủ khô, thái lát thật mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm, pha nước sôi vào, đậy nắp kín như pha trà, để 10 – 15 phút sau rót ra uống lúc nóng. Ngày uống một thang, uống rải rác trong ngày thay nước trà.

Đau dạ dày mạn tính: Vị khí bất hoà, bụng đầy trướng, ăn không ngon, chán ăn. Cách dùng như sau: Lấy 10g phật thủ khô, 6g hoa nhài, cho vào ấm, pha nước sôi, hãm khoảng 10 – 15 phút rồi uống lúc nóng. Ngày uống một thang thay nước trà.


Theo Bee

Thứ Bảy, 11,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Cây, quả thuốc nam | Bình luận về bài viết này

Quả Phật thủ đêm giao thừa

“Quả phật thủ vẫn trên án thư màu vàng ngà như những ngón tay Phật, những ngón tay búp măng cong cong yểu điệu. Mùi Phật thơm ngát đầm ấm khắp gian nhà”.

Năm mới, năm mới! Ngày trước cũng như bây giờ, nỗi lo toan và hồi hộp hường xảy lúc cuối năm, trong quãng thời gian người ta chờ đợi sang năm mới

Năm mới, năm mới! Ngày trước cũng như bây giờ, nỗi lo toan và hồi hộp hường xảy lúc cuối năm, trong quãng thời gian người ta chờ đợi sang năm mới.

Rồi năm mới đương đến, ước vọng đương tới. Người ta lo toan, cái tượng trưng là sắm sửa. Lật khóm trà bạch sáng trong, ngắm cây trà thâm hồng bát diện thắm đỏ hy vọng – hoa lá được cắm vào cái lục bình vững chãi. Tôi thích hoa đào phai, đấy là cây đào có quả. Đấy là kỷ niệm quả đào từ thuở ấu thơ, như nhớ quả bòng ở cây dưới bờ ao ngày trước ở Canh, ở Diễn, mỗi năm Tết đến. Cái Tết có thú chơi hoa quả và cây cảnh.

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 11,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Cây, quả thuốc nam | Bình luận về bài viết này

Những trái cây trị bệnh

1. TRÁI NHO: có thể trị được 10 thứ bịnh

a.- Buổi sáng khoảng 11 giờ ăn 10 quả nho có thể trị chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, con mắt mệt mỏi, muốn ngủ, đau đầu một bên, chảy mũi nước.
b.- Buổi chiều khoảng 4 giờ, ăn 1 chùm nho có tác dụng thanh lọc máu, bổ máu, bổ khí, tiêu trừ sự mệt mỏi.

Tiếp tục đọc

Thứ Ba, 7,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Cây, quả thuốc nam | Bình luận về bài viết này