Viet' Library

Hơn tất cả những gì bạn có!

Để bệnh trĩ bớt đau

Cách tốt nhất khi đang đau trĩ tất nhiên là tìm ngay đến thầy thuốc chuyên khoa hậu môn. Nhưng không phải ai cũng có thể nhanh chân đến thế, nhất là khi đang đứng không xong mà ngồi càng khổ.


Thường xuyên uống nước sẽ giúp giảm nguy cơ bị trĩ

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay nên nếu có cách nào để trĩ bớt đau, cho dù chỉ chút đỉnh, cũng đã đủ để nạn nhân thở phào dù chưa nhẹ nhõm.

Tiếp tục đọc

Thứ Tư, 29,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Dinh dưỡng cho sức khỏe | Bình luận về bài viết này

Bệnh giang mai

Chào bác sĩ ! Tôi có những hành vi không tốt nên sau đó sợ mình mắc bệnh giang mai và đã đi xét nghiệm . – Lần 1 : xét nghiệm RPR cách “ngày đó” 10 ngày – kết quả âm tính. – Lần 2 : cách “ngày đó” 1 tháng 12 ngày Xét nghiệm RPR-VDRL : Âm tính. TPHA : Âm tính. Interpretation : Âm tính. – Lần 3 : cách “ngày đó” 5 tháng 17 ngày Xét nghiệm RPR-VDRL : Âm tính. TPHA : Âm tính. Interpretation : Âm tính. Xin hỏi Bác sĩ tôi có thể an tâm chưa hay còn phải làm các xét nghiệm khác để đảm bảo mình không mắc bệnh giang mai. Nếu có đó là xét nghiệm gì ?và làm ở đâu ? Xin bác sĩ chỉ dẫn giúp tôi xin cảm ơn . (nguyễn ngọc long)

Trả lời:

Bệnh giang mai:

Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày.sau đó bệnh giang mai diễn biến theo ba giai đoạn:
* Giai đoạn 1 – Rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Biểu hiện chính là vết loét giang mai tại bộ phận sinh dục như ở quy đầu (với nam), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (với nữ). Vết loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau. Vết loét này có thể tự biến đi sau 6 đến 8 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
* Giai đoạn 2 – Thường bắt đầu sau khi có vết loét từ 6 đến 9 tháng, chủ yếu biểu hiện bằng các tổn thương trên da với các nốt ban màu hồng như hoa đào (đào ban), vết sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc.
* Giai đoạn 3 – Giang mai phát triển trong các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch…, gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai.

Tiếp tục đọc

Thứ Tư, 29,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Dinh dưỡng cho sức khỏe | Bình luận về bài viết này

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai

Chào bác sĩ ! Tôi có những hành vi không tốt nên sau đó sợ mình mắc bệnh giang mai và đã đi xét nghiệm . – Lần 1 : xét nghiệm RPR cách “ngày đó” 10 ngày – kết quả âm tính. – Lần 2 : cách “ngày đó” 1 tháng 12 ngày Xét nghiệm RPR-VDRL : Âm tính. TPHA : Âm tính. Interpretation : Âm tính. – Lần 3 : cách “ngày đó” 5 tháng 17 ngày Xét nghiệm RPR-VDRL : Âm tính. TPHA : Âm tính. Interpretation : Âm tính. Xin hỏi Bác sĩ tôi có thể an tâm chưa hay còn phải làm các xét nghiệm khác để đảm bảo mình không mắc bệnh giang mai. Nếu có đó là xét nghiệm gì ?và làm ở đâu ? Xin bác sĩ chỉ dẫn giúp tôi xin cảm ơn . (Nguyễn Ngọc Long)

Tiếp tục đọc

Thứ Tư, 29,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Dinh dưỡng cho sức khỏe | Bình luận về bài viết này

Biến chứng tim mạch trên bệnh nhân Đái tháo đường

Mối liên hệ giữa đái tháo đường, bệnh tim, và tai biến mạch máu não

Nếu bị Đái tháo đường, bạn có nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến tăng gấp 2 lần so với người không bị Đái tháo đường. Người bị Đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh tim mạch sớm hơn so với người bình thường.Phụ nữ chưa mãn kinh thông thường ít nguy cơ bị bệnh tim mạch hơn nam giới cùng độ tuổi , nhưng khi bị Đái tháo đường, nguy cơ bị bệnh tim mạch tăng lên. Đái tháo đường làm mất tác dụng bảo vệ tim mạch của hormone  trên phụ nữ chưa mãn kinh.

Bệnh nhân Đái tháo đường đã từng bị nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ cao bị lần 2. Cơn đau tim trên bệnh nhân Đái tháo đường thường trầm trọng và dể tử vong.Đường huyết tăng cao theo thời gian sẽ gây xơ vữa mạch máu. Các mãng xơ vữa gây cúng và hẹp lòng mạch máu.

Tiếp tục đọc

Thứ Hai, 27,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Dinh dưỡng cho sức khỏe | Bình luận về bài viết này

THIẾU MÁU CƠ TIM TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

ThS.Bs Lê Hồng Tuấn

Thiếu máu cơ tim hay còn gọi suy mạch vành là khái niệm được dùng rộng rãi trong cộng đồng để chỉ bệnh lý hẹp động mạch vành làm cho máu không đến nuôi tim đầy đủ.

Động mạch vành là động mạch nào, có chức năng gì?

Tim là một bộ phận có chức năng bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Sự làm việc liên tục, suốt ngày đêm như vậy sẽ cần một lượng lớn năng lượng. Động mạch vành là tên gọi của các động mạch dẫn máu (chất dinh dưỡng,năng lượng) đến nuôi tim để cho tim có thể hoàn thành chức năng của nó.

Nguyên nhân của bệnh ĐM vành?

Hầu hết các trường hợp bệnh động mạch vành là do xơ vữa động mạch gây ra. Hiện nay, khi nói đến nguyên nhân của bệnh lý ĐM vành người ta dùng đến khái niệm yếu tố nguy cơ  của bệnh ĐM vành.

Tiếp tục đọc

Thứ Hai, 27,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Dinh dưỡng cho sức khỏe | Bình luận về bài viết này