Viet' Library

Hơn tất cả những gì bạn có!

Kỹ thuật nhân giống trồng cây ăn quả

1. Phương pháp chiết cành.

Chiết cành là tạo ra sự mọc rễ ở cành để có cây con đem trồng.
Sự chiết cành dựa vào tập tính của cây là: Rễ cây hút thức ăn trong đất gồm các hợp chất hữu cơ, các muối khoáng. Các chất này (gọi là nhựa nguyên) được vận chuyển đưa lên lá. Nhờ ánh sáng mặt trời, lá được quang hợp, nhựa được vận chuyển đến các bộ phận của cây. Khi ta cắt khoanh vỏ cành, nhựa bị chặn lại, nên các mô tế bào sùi ra thành một lớp rễ. Vì vậy việc khoanh vỏ phải làm tốt, cạo đến lớp gỗ, nếu còn một phía nào không cạo hết thì việc ra rễ không thực hiện được. Cây để chiết chọn cây mọc khỏe, sung sức, có phẩm chất quả tốt, cây không bị bệnh nhất là bệnh vàng lá ở cam quýt.
Chọn cành chiết là cành đã ổn định, vỏ cành màu nâu, cành to vừa phải, đường kính cành khoảng 2cm. Cành nhỏ sẽ phát triển chậm, cành to quá thì hại cây.
Tuyệt đối không dùng cành bị sâu bệnh, bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá. Không chiết các cành vượt, cành la, cành yếu. Không nên chọn cành mọc ở thân ra.
Nên chọn cành đã phân nhánh, cành ra quả bình thường. Trước khi chiết nên đánh dầu bằng vôi cành định chiết. Trong một cây không nên chiết quá nhiều cành vì sẽ hại cây. Cây được chọn để chiết cành phải bảo đảm cho cây mẹ cân đối, giữ được khung cành phân bố đều, cây sinh trưởng phát triển tốt.

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 11,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Cây ăn quả | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật trồng cây ớt

Ớt là một cây gia vị quen thuộc đối với nước ta. Ớt cay xay thành bột là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Giống ớt cay

– Giống sừng bò: quả dài 10 – 18 cm, đường kính 15 – 20 mm. Quả nặng 9,8 g. Quả chín có màu đỏ tươi rất hấp dẫn, là giống ăn tươi được ưa chuộng hiện nay.
– Ớt chìa vôi: quả tuy nhỏ 5,8 – 6,3 cm nhưng trên cây sai quả hơn ớt sừng bò, chống chịu bệnh khá hơn ớt sừng bò.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ gieo: gieo tháng 11 – 12, trồng tháng 1 – 2. Vụ Hè Thu gieo tháng 6 – 7, trồng tháng 8 – 9.

Ươm cây giống

Hạt ngâm nước 2 đêm, đem bọc vào vải trộn với mùn, ủ 3 – 4 ngày cho hạt mọc mầm. Gieo vãi hạt trên luống, phủ một lớp đất bột mỏng sau đó phủ một lớp trấu hay rơm rạ. Tưới nước giữ ẩm. Sau khi gieo 8 – 10 ngày thì cây mọc. Nếu gặp rét thì che phên hoặc phủ nilon chống rét cho cây con. Cây 25 – 30 ngày tuổi có thể đánh đi trồng.

Tiếp tục đọc

Thứ Tư, 8,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Cây ăn quả | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận (cây roi)

Mận là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở đô thị cây mận trồng để làm cảnh, lấy bóng râm vì cây có tán lá sum – suê, xanh mướt quanh năm. Hoa, lá có mùi hương thơm dễ chịu. Nếu được trồng chăm sóc đúng qui trình kỹ thuật mận sẽ cho hoa trái theo ý muốn, bán được giá cao nên có thể xem là cây xóa đói giảm nghèo cho một số bà con nông dân.

Có rất nhiều giống. Hiện nay giống Thongsamsti có nguồn gốc từ Thái Lan, là giống được ưa chuộng nhất. Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Trồng sau một – hai năm có thể cho hoa trái, hình chuông,màu nâu đỏ, sọc xanh mờ nhạt, đặc ruột, thịt dẻ và có màu trắng xanh, giòn – ngọt – ngon. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 80 – 120gram/trái.

Tiếp tục đọc

Thứ Tư, 8,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Cây ăn quả | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật trồng Mướp đắng (Khổ qua)

Mướp đắng là thức ăn, vị thuốc của nhiều dân tộc trên thế giới. Nó là cây dây leo bằng tua cuốn. Thân có góc cạnh, lá mọc so le, phiến lá hình tim tròn chia 5 – 7 thùy, mép khía răng cưa to. Tràng hoa màu vàng nhạt. Quả dài 15 – 23 cm, trên mặt quả có nhiều u nổi màu xanh nhạt, khi chín chuyển sang màu vàng rồi đỏ hồng. Hạt có màng màu đỏ (giống hạt gấc). Mùa quả từ tháng 2 đến tháng 12 (gần như quanh năm).

Tiếp tục đọc

Thứ Tư, 8,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Cây ăn quả | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật trồng cây Măng cụt

Măng cụt là loại cây ăn trái có phẩm chất ngon và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay trên thế giới chỉ có 01 giống măng cụt.

Nhân giống

Măng cụt có thể được nhân giống bằng cách ghép đọt hoặc gieo hạt.

– Phương pháp ghép không đạt hiệu quả cao do cây con có tỉ lệ hao hụt rất lớn; cây ghép cho trái nhỏ và ít hơn so với cây trồng bằng hạt.

Tiếp tục đọc

Thứ Tư, 8,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Cây ăn quả | Bình luận về bài viết này