Viet' Library

Hơn tất cả những gì bạn có!

Kinh nghiệm từ trồng Nấm Sò

I. Mục đích:
– Tạo việc làm và tăng thu nhập cho gia đình tận dụng rơm dư thưa hàng năm sau thu hoạch ,hơn nữa là trùng với thời gian nhàn dỗi

II. Quy trình làm:
* Chuẩn bị: Cho 100 kg rơm khô
– Nhà trồng nấm rộng khong 20 m2, nhà lập bằng tranh, xung quanh quây bằng tranh, hoặc trát vách bùn.
– Vôi tôi: 20kg
– Túi nilon: 35 cm x 50 cm: 6kg
– Bông sạch để chống ẩm: 5kg
– Dây nịt để buộc 0,5 kg
– Tre nhỏ để treo bịch
– Dây buộc lúa
– Nilon để quây đống rm quây nhà ươm : 5 kg
– Nước sạch

Xử lý nguyên liệu:
Rơm phi khô, không bị mốc, xử lý bằng 20 kg vôi tôi

* Cách làm rơm và ủ rơm
– Di rơm ra sân từng lớp 1 cao 20 – 30 cm thì nước tưới cho ướt rơm. Khi rơm thấm đẫm nước (rơm mềm ra)
– Cho hoà vôi tôi với nước ở 1 góc sân rồi cho rm đã thấm nước vào xử lý (cho rơm rửa qua nước vôi). Sau khi rửa nước vôi đến đâu thì ủ đống luôn đến đó.
– Dưới chân đống rơm ủ phi kê cao từ 10 – 15 cm để cho rơm ráo nước.
– Đống ủ phi rộng 1,5 m, cao 1,5 m, dài 2 m.
– Đống ủ phi vuông như hộp phấn vuông góc với đất.
– Giữa đống ủ phi cắm cọc tre hay gỗ dài 1,8 m để thông khí.
– Cắm cọc phi cắm ngay từ đầu lúc đống ủ mới cao 20 cm – 30 cm. Khi ủ xong phi lắc mạnh cọc cho thông khí.
– Gần nóc đống ủ phải để thoáng và căng nilon lên cao tránh mưa nắng trực tiếp vào nóc đống.

Tiếp tục đọc

Thứ Bảy, 1,Tháng Một, 2011 Posted by | Kỹ thuật chăn nuôi | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật nuôi cá sấu

Nuôi cá sấu hiện nay còn là một nghề khá mới mẻ đối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy những hiểu biết về cá sấu vẫn còn rất hạn chế. Việc chăn nuôi là do tự phát và việc quản lý, bảo vệ, phát triển vẫn còn ngoài phạm vi chức năng của các ngành Nhà nước; các hộ chăn nuôi chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ơở Tiền Giang ngoài Xí nghiệp nuôi trồng dược liệu Quân khu 9 (trại rắn Đồng Tâm) nuôi với số lượng lớn để làm điểm tham quan. Một số hộ dân nuôi “cảnh” vài ba con. Bên cạnh đó còn có một số hộ nuôi cá sấu mục đích làm kinh tế với số lượng lớn từ vài chục con trở lên. Trong số đó có ông Mười Chơi ở xã Hữu Đạo huyện Châu Thành, trại nuôi cá sấu của ông có 115 con.

Nguồn thức ăn rẻ tiền

Đây là điều kiện đảm bảo hiệu quả kinh tế. Con trai ông Mười Chơi – anh Nguyễn Văn Tám kể lại: Năm 1996 hưởng ứng chủ trương của Nhà nước về việc bảo tồn động vật hoang dã quí hiếm, qua tham quan các trại nuôi cá sấu lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Minh Hải, ông Mười và các con bàn bạc thống nhất xây dựng trại nuôi cá sấu gia đình. Người anh lớn liên hệ Công ty Lâm sản TP. HCM mua 114 con cá sấu Xiêm và 1 con cá sấu Cuba của người bạn, số cá sấu con này có chiều dài 70-90cm, giá 1,5-1,6 triệu đồng/con. Nhờ điều kiện chăn nuôi, chăm sóc, thức ăn khá đầy đủ nên đàn cá sấu lớn rất nhanh. Đến nay thời gian chăn nuôi 18 tháng đã có 70 con tăng trưởng chiều dài đến 2 mét, trong đó có 1 con dài 2,4m; số còn lại dài từ 1,7-1,9m. Một trường hợp tăng trưởng khá lý tưởng. Nguồn thức ăn cung cấp cho cá sấu chủ yếu là cá biển, đây là thức ăn rẻ tiền nhất. Hiện nay chu kỳ cho cá sấu ăn là 5 ngày 1 lần, số lượng 130kg cá trau tráu, cá nục, bạc má còn tươi được chủ tàu đánh cá ở Mỹ Tho chở đến tận nơi giá trung bình 3.600 đ/kg. Số lượng n12ày duy trì từ 6 tháng qua và đủ đáp ứng những hàm răng lởm chởm háu ăn. Tính ra chi phí thức ăn mỗi tháng cho đầu sấu là 2,8 triệu đồng, bình quân mỗi con chỉ 24.000 đồng.

Tiếp tục đọc

Thứ Ba, 14,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Kỹ thuật chăn nuôi | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật nuôi dế mèn và các món ăn từ Dế:

1. Phân biệt dế đực, dế cái

– Dế đực cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt.

Dế cái cánh màu đen, bóng mượt.

– Dế đực bụng nhỏ hơn.

Dế cái bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng.

– Dế đực không có máng đẻ trứng.

Dế cái có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo dể dế cái cắm xuống đất đẻ trứng.

– Dế đực kêu để ve vãn con cái.

Dế cái không kêu được.

2. Vòng sinh trưởng

– Dế mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh sau 9 – 12 ngày dế con sẽ nở.

– Nuôi dế từ khi mới nở tới khi thu hoạch khoảng 40 – 45 ngày.

– Dế trưởng thành từ 50 – 55 ngày trở đi bắt đầu sinh sản.

Tiếp tục đọc

Thứ Ba, 14,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Kỹ thuật chăn nuôi | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật nuôi dế thương phẩm

LỜI NÓI ĐẦU
– Dế là một loại côn trùng mà ta có thể nuôi và chế biến ra nhiều món ăn khác nhau ở một số nước như Ấn Độ , Đài Loan, Trung Quốc, thái Lan. Dế còn được coi là món ăn ngon, ở nhiêu nơi dế còn được coi đó như là một đăc sản. Những năm gần đây phong trào ăn dế và nuôi dế ở một số nước ngày càng phổ biến, thì ở VN ta một vài năm trở về đây cũng vậy nhất là ở trong TPHCM dế là một món ngon luôn có ở trên bàn nhậu, nhờ đó mà phong trào nuôi dế bắt đầu hình thành và đã có người giàu lên nhờ nuôi dế điển hình là anh Lê Thanh Tùng ở Củ Chi.
– Vậy để đáp ứng nhu cầu một số nhà hàng ở HN và một số hộ chăn nuôi. Trang trại dế Xuân Bắc chúng tôi đả cung cấp dế giông cho các hộ chăn nuôi và hướng dẫn kỹ thuật một cách nhiệt tình giúp người nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây là một số kỹ thuật mà trang trại chúng tôi gủi tới người nuôi.
1.Phân biệt dế đực, cái
– Dế đực phần ”đầu ngực” to hơn dế cái.
– Dế đực cánh màu đen pha màu nâu không bóng mượt.
– Dế cái cánh màu đen bóng mượt hơn dế đực.
– Dế đực bụng nhỏ hơn dế cái vì bụng dế cái có trứng nên to hơn.
– Dế đực không có bộ phận để đào đất ( giông như cái kim khâu quần áo) ở phần đuôi , còn dế cái thì có để chúng đào ổ đẻ.
– Dế đực trưởng thành kêu vể ban đêm còn dế cái không kêu.

Tiếp tục đọc

Thứ Ba, 14,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Kỹ thuật chăn nuôi | Bình luận về bài viết này

Kỹ thuật nuôi dế

Nhiều nước, nhất là các nước ở Châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi… Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta.
I.Giống và đặc điểm giống
Vóc dáng: Dế ta có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm. Dế ta có 3 màu đặc trưng như: đen huyền, đỏ hoe và vàng nghệ.
Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản tính hung hăng, nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô… nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm bảo chuồng trại nuôi dế tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã. Môi trường sống tự nhiên, dế sẽ ít dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Dế leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa chừng nửa mét. Đặc biệt, tối đến dế có thể bay xa hàng mét…

Tiếp tục đọc

Thứ Ba, 14,Tháng Mười Hai, 2010 Posted by | Kỹ thuật chăn nuôi | Bình luận về bài viết này